Trường THPT Nông Sơn thi trực tuyến (Lần 1) - năm học 2024-2025
Viết bởi Ban Biên Tập Thứ sáu, 18 Tháng 10 2024 11:21
Trường THPT Nông Sơn hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Link tham gia dự thi: https://thitructuyen.sachquocgia.vn
Trường THPT Nông Sơn thi trực tuyến (Lần 2) - năm học 2024-2025
Viết bởi Ban Biên Tập Thứ tư, 23 Tháng 10 2024 10:43
Trường THPT Nông Sơn triển khai Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Link tham gia dự thi: http://thitructuyen.qti.vn/login.aspx
Link hướng dẫn và Điều lệ cuộc thi: Kích chuột vào đây để xem >>>
.
Kết luận hội nghị Trung ương 4 khóa XIII
Viết bởi Ban Biên Tập Thứ ba, 05 Tháng 11 2024 08:11
Kết luận hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn đảng
Tại Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) khóa XIII diễn ra từ ngày 4 -7/10/2021 đã xem xét Báo cáo Kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016 của BCHTW khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Báo cáo kết quả thực hiện Quy định 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2012 của BCHTW khóa XI về những điều đảng viên không được làm, trên cơ sở đó ban hành Kết luận 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá”.
Kết luận 21 tiếp tục nhấn mạnh những mặt đạt được trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, đó là:
(1) Lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt, thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm của các cấp ủy, tổ chức đảng; triển khai nghiêm túc, toàn diện, đồng bộ, thống nhất, đi vào cuộc sống, có nhiều bước đột phá quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ.
(2) Nhận thức, trách nhiệm cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên được nâng lên; nhận diện sâu sắc, đầy đủ hơn các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; kết hợp hài hòa giữa xây và chống.
(3) Xử lý kịp thời, nghiêm minh, khách quan cán bộ, đảng viên vi phạm; tăng cường kỷ luật, kỷ cương.
(4) Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sự ủng hộ của Nhân dân; góp phần nâng cao chất lượng tổ chức đảng, đảng viên; thực hiện nghiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm QPAN.
Hạn chế, khuyết điểm:
(1) Một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ tính chất, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói chưa đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước.
(2) Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tự phê bình và phê bình, kiểm tra, giám sát của nhiều tổ chức đảng còn hạn chế. Cơ chế kiểm soát quyền lực, chế tài xử lý vi phạm chưa cụ thể, hiệu quả thực thi thấp.
(3) Giám sát của MTTQVN, các tổ chức chính trị - xã hội, Nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên chưa hiệu quả; chưa phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Yêu cầu trong tình hình mới: Đến nay, bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra từ năm 1994, tại Đại hội giữa nhiệm kỳ khóa VI vẫn đang hiện hữu, có mặt còn gay gắt hơn (vẫn tụt hậu xa về kinh tế, vẫn đối mặt với nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tham nhũng và tệ quan liêu, “diễn biến hòa bình”). Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, Kết luận 21 yêu cầu:
- Cần đặc biệt coi trọng và đưa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng lên tầm cao mới, gắn với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn vong của Đảng và chế độ.
- Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiệu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Những điểm mới trong Kết luận 21, đó là:
(1) Mở rộng phạm vi, không chỉ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh mà còn bao gồm cả xây dựng hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
(2) Cùng với ngăn chặn, đẩy lùi, phải chủ động tiến công mạnh mẽ, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm suy thoái, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, là bước đột phá mới, cấp độ cao hơn, cường độ và mức độ quyết liệt hơn, thái độ xử lý nghiêm khắc hơn.
(3) Kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.
(4) Yêu cầu cao về đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi, “lợi ích nhóm”, quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân.
Kết luận 21 là quyết tâm chính trị cao, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị nhằm xây dựng Đảng toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng.
Mục tiêu:
(1) Đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước; đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
(2) Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
(3) Kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa "xây" và "chống", xây là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, chống là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên.
(4) Tạo bước phát triển mới của Đảng về trí tuệ, bản lĩnh chính trị, thực sự là đạo đức, là văn minh, ngày càng gắn bó mật thiết với nhân dân, ngày càng được nhân dân tin tưởng; đủ uy tín và năng lực lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Nghị quyết Đại hội XIII yêu cầu trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức bộ máy, tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, xây dựng mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới. Trên cơ sở đó, những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được nêu trong Kết luận số 21, đó là:
(1) Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê bình.
(2) Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
(3) Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách.
(4) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm.
(5) Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; thực sự dựa vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
(Nguồn: Hệ thống tư liệu - văn kiện Đảng)
Hoạt động chào mừng 93 năm thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Viết bởi Ban Biên Tập Thứ năm, 28 Tháng 3 2024 14:40
Lập thành tích chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024). Ngày 25/03/2024 đoàn trường THPT Nông Sơn đã tổ chức các hoạt động ý nghĩa nhằm mục đích tạo sân chơi vui tươi, lành mạnh, là môi trường để học sinh giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, đồng thời giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể và đẩy mạnh phong trào ở các chi đoàn, tạo nên tình đoàn kết, gắn bó, sáng tạo của đoàn viên, thanh niên.
Các hoạt động diễn ra trong ngày lễ gồm có: Thi các trò chơi nhỏ, hội thi Dân Vũ, tham gia Gian hàng ẩm thực. Các ĐVTN đã tham gia nhiệt tình, hào hứng, các cổ động viên tham gia cổ vũ, động viên tinh thần thi đấu cho các đội nhiệt tình, sôi nổi, lành mạnh, tạo nên hình ảnh đẹp, đúng với tinh thần ngày Hội thanh niên của trường THPT Nông Sơn./.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG:
Chuyển đổi số trong giáo dục
Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 18 Tháng 6 2024 14:32 Viết bởi Ban Biên Tập Thứ ba, 18 Tháng 6 2024 14:29
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, chuyển đổi số có vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó xác định Giáo dục là một trong 8 lĩnh vực cần được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số trước tiên. Chuyển đổi số đã, đang và sẽ là yêu cầu bắt buộc để các cơ sở giáo dục phải thực hiện để bảo đảm kế hoạch tiến độ, bảo đảm chất lượng đào tạo, bảo đảm mọi hoạt động trong tổ chức đào tạo và quản lý để hướng đến phát triển bền vững; góp phần đào tạo nhân lực có chất lượng, bảo đảm cho phát triển kinh tế.
Ảnh minh họa.
Những vấn đề cơ bản
Chuyển đổi số là gì? Là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.
Tại sao phải chuyển đổi số? Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có.
Nên chuyển đổi số khi nào?
Chuyển đổi số là quá trình khách quan, muốn hay không thì chuyển đổi số vẫn xảy ra và đang diễn ra. Cuộc sống không ngừng vận động, biến đổi. Mỗi người cũng cần không ngừng thay đổi, thích nghi, nếu không sẽ bị bỏ lại ở phía sau. Do đó, có thể chuyển đổi số ngay lập tức bằng cách chuyển đổi về tư duy, nhận thức, sau đó dần chuyển đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.
Chuyển đổi số như thế nào?
Chuyển đổi số là một quá trình đa dạng, không có con đường và hình mẫu chung cho tất cả, và do vậy, từng tổ chức, từng cá nhân cần xác định lộ trình riêng, thích hợp với mình.
Sự khác nhau giữa Ứng dụng công nghệ thông tin và Chuyển đổi số là gì?
Ứng dụng công nghệ thông tin là tối ưu hóa quy trình đã có, theo mô hình hoạt động đã có, để cung cấp dịch vụ đã có.
Chuyển đổi số là thay đổi quy trình mới, thay đổi mô hình hoạt động mới, để cung cấp dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo cách mới
Chuyển đổi số trong giáo dục là gì?
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3.6/2020 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
“Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”.
Như vậy có hai nội dung chính cần tập trung trong việc chuyển đổi số, đó là: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá.
Thực trạng thực hiện chuyển đổi số trong các nhà trường
Chuyển đổi số trong nhà trường được thể hiện qua việc sử dụng một số phần mềm trong quản lý như: Phần mềm VNEdu, SMAS, Cơ sở dữ liệu ngành http://csdl.moet.gov.vn ; phần mềm tập huấn bồi dưỡng thường xuyên của Bộ giáo dục http://taphuan.csdl.edu.vn, đánh giá công chức: ETEP, TEMIS; phần mềm cho kế toán tài chính: MISA, quản lý tài sản, hỗ trợ kê khai thuế; giao dịch kho bạc, phần mềm quản lý thư viện, soạn thời khóa biểu bằng phần mềm TKB, phần mềm Ioffice để quản lý công văn đi, đến, …; Sử dụng Zalo, Facebook, SMS để chuyển tải, truyền đạt nội dung thông tin đến cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh:,….
Các phần mềm đã được ứng dụng trong dạy học, kiểm tra đánh giá như: các phần mềm tạo và trình chiếu bài giảng điện tử, các phần mềm thí nghiệm ảo, phầm mềm chấm thi trắc nghiệm như Mr Test, TN trắc nghiệm, các ứng dụng Google Form, Google trang tính, …
Đặc biệt trong thời gian vừa qua do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến hết sức phức tạp. Với phương châm “dừng đến trường, không dừng học” các nhà trường đã tích cực ứng dụng CNTT trong dạy, học, kiểm tra và đánh giá để hoàn thành chương trình kế hoạch năm học đúng tiến độ. Các phần mềm để dạy học online, kiểm tra, đánh giá hội họp trực tuyến đã được sử dụng như: Microsoft Team, Zoom, Google meet, K12 Online, .. Tuy nhiên phương pháp trực tuyến vẫn gặp thách thức về công nghệ, cách đánh giá năng lực, kiểm soát học sinh. Bên cạnh một số trường đã áp dụng công nghệ vào giảng dạy trực tuyến từ các năm trước đây, vẫn còn khá nhiều trường chưa quen với hình thức đào tạo này, hoặc cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin chưa đảm bảo để thực hiện giảng dạy trực tuyến một cách có hiệu quả, và phát huy được năng lực của người học.
Nền tảng cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục là phải dựa vào cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu số chuyên ngành, đường lối, chủ trương chính sách và đội ngũ lãnh đạo, cán bộ viên chức, giáo viên, học sinh.
Hiện nay việc thực hiện chuyển đổi số trong các nhà trường và đang tác động tích cực, mang lại hiệu quả cao trong quản lý, dạy học nhưng nhìn chung đó vẫn là việc làm mang tính tự phát, chưa có sự kết nối, liên thông và chỉ dừng lại ở một số khía cạnh công việc của nhà trường, chưa mang tính tổng thể, đồng bộ.
Trong thời gian qua, trường THPT Lương Thế Vinh cũng đã từng bước tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên và học sinh về chuyển đổi số. Hiện tại nhà trường đã đăng ký cho tất cả cán bộ quản lý, giáo viên và hơn 120 học sinh tham gia khóa đào tạo chuyển đổi số đợt thứ 3 do Học viện trực tuyến Việt Nam tổ chức. Nhà trường đã trang bị tivi thông minh cho tất cả các lớp, sử dụng 3 đường truyền internet để phủ sóng wifi trong toàn trường tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng CNTT trong dạy và học; sử dụng các phần mềm trong quản lý, trong công tác kế toán tài chính, quản lý CSVC, sử dụng phần mềm MrTest để bài chấm thi trắc nghiệm chung toàn trường; nhà trường đã tập huấn cho toàn thể giáo viên sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft Teams, K12 Onine để dạy học trực tuyến trong thời gian dịch Covid-19 phức tạp,… Tuy nhiên, nhìn chung nhiều thầy cô còn yếu kỹ năng công nghệ thông tin, chưa thành thạo sử dụng nhiều phần mềm mới để hỗ trợ trong dạy, học và kiểm tra đánh giá; cơ sở dữ liệu của nhà trường còn quản lý manh mún trên nhiều hệ thống, chưa có một phần mềm chung để quản lý toàn bộ quy trình, hoạt động của nhà trường.
Ảnh minh họa.
Những khó khăn, thách thức khi thực hiện chuyển đổi số.
– Nhận thức và tư duy của các nhà trường về chuyển đổi số còn có nhiều hạn chế.
+ Trước hết, nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý về việc chuyển đổi số trong nhà trường còn có phần bất cập.
Nguyên nhân: một số thầy cô cán bộ quản lý đã lớn tuổi nên có nhiều hạn chế về tiếp cận CNTT; Một số thầy cô trẻ còn có sự thận trọng trong việc đổi mới.
+ Còn có sự nhầm lẫn, cho rằng ứng dụng CNTT là chuyển đổi số
+ Còn thiếu sự hướng dẫn và chiến lược chuyển đổi số, chưa nắm được quy trình, mô hình, cách thức chuyển đổi số.
+ Nhiều giáo viên còn hạn chế về kiến thức tin học phổ thông, kĩ năng sử dụng các phần mềm; tâm lý ngại đổi mới.
– Cơ sở vật chất, hạ tầng mạng, trang thiết bị (như máy tính, camera, máy in, máy quét), đường truyền, dịch vụ Internet … còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ, nhiều nhà trường chưa thể đáp ứng yêu cầu cho chuyển đổi số.
– Cơ sở dữ liệu của các nhà trường trong toàn tỉnh còn được quản lý manh mún trên nhiều phần mềm, hệ thống khác nhau.
– Tài chính là một trong những khó khăn lớn đối với các nhà trường công lập trong vấn đề cân nhắc và lựa chọn các phần mềm ứng dụng hiệu quả.
– Chưa có sự kiểm soát sát sao và toàn diện về học liệu số. Hiện đang xảy ra rất nhiều tình trạng về học liệu số tràn lan, thiếu tính xác thực và không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng cũng như nội dung.
– Thu thập, chia sẻ, khai thác dữ liệu quản lý giáo dục và học liệu số cần hành lang pháp lý chung phù hợp với các quy định về bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ, an ninh thông tin, giao dịch điện tử và luật chia sẻ cung cấp thông tin.
Đề xuất một số giải pháp
Để thực hiện thành công chuyển đổi số trong các nhà trường, xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên, phụ huynh và học sinh về vai trò của ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong các hoạt động giáo dục và các kết quả ứng dụng CNTT đã đạt được
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin, an toàn thông tin cần thiết để tác nghiệp trên môi trường số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Lựa chọn nội dung và tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên đề kỹ năng ứng dụng CNTT và chuyển đổi số cho giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh. Nội dung bồi dưỡng gắn với nhu cầu thực tiễn về triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong nhà trường.
Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả việc triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và công tác thống kê trong giáo dục. Trên nền tảng cơ sở dữ liệu ngành kết nối với hệ thống phần mềm quản trị nhà trường để triển khai sử dụng các sổ điện tử gồm: sổ theo dõi kết quả đánh giá học tập và rèn luyện của học sinh, học bạ điện tử, sổ đăng bộ điện tử và các sổ điện tử khác phù hợp với điều kiện và yêu cầu của nhà trường.
Thường xuyên rà soát và có kế hoạch mua sắm bổ sung, duy trì, nâng cấp trang thiết bị đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, dạy môn Tin học, dạy học trực tuyến và làm việc trực tuyến; đảm bảo kết nối Internet tới nhà trường
Nhà trường xây dựng quy chế quản lý, duy trì và khai thác sử dụng các hệ thống CNTT, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc triển khai ứng dụng CNTT tại đơn vị. Phân công cụ thể trách nhiệm về quản lý, sử dụng hệ thống; triển khai ứng dụng CNTT phải đi đôi với việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; có các hình thức khen thưởng các tổ chức, cá nhân làm tốt.
Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung làm nền tảng xây dựng các phần mềm, công cụ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục. Tiến hành chuẩn hóa hệ thống phần mềm chỉ đạo, quản lý, tổ chức hoạt động dạy và học sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và đảm bảo tính khả thi.
Thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục, tìm nguồn tài trợ tích cực trang bị cơ sở vật chất và thiết bị hiện đại phục vụ cho ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập.
Việc chuyển đổi số trong giáo dục đã và đang tác động tích cực, mang lại hiệu quả cao trong quản lý, dạy học, kiểm tra và đánh giá đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo đà trên tiến trình chuyển đổi số toàn diện giai đoạn tiếp theo. Chuyển đổi số không phải là công việc dễ dàng một sớm, một chiều song với sự nỗ lực, tinh thần cầu thị, quyết tâm của các nhà trường, chúng ta sẽ thực hiện thành công nhiệm vụ chuyển đổi số tạo sự phát triển bền vững trong ngành giáo dục của tỉnh nhà.
Theo Bộ GD&ĐT.
Các bài viết khác...
Bản tin trường
THPT Nông Sơn tổ chức thành công buổi truyền thông về chuyển đổi số trong trường học năm 2024
Thực hiện Kế hoạch số 1136/KH-UBND ngày 20/02/2024 của UBND tỉnh về truyền thông chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024 và Kế hoạch số 706/KH-SGDĐT ngày 28/03/2024 của Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam về việc tr…ĐỐI THOẠI GIỮA LÃNH ĐẠO VỚI HỌC SINH, NĂM HỌC 2022-2023
Thực hiện kế hoach giáo dục năm học 2022-2023 của nhà trường, ngày 15/4/2023 trường THPT Nông Sơn đã tổ chức buổi đối thoại giữa Lãnh đạo nhà trường với học sinh năm học 2022-2023 với chủ đề: “Lắng ng…- TỔ CHỨC GIẢI THỂ THAO HỌC SINH CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2022-2023 (11/04)
- ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT NÔNG SƠN NHIỆM KÌ 2023 – 2028 (08/04)
- TRƯỜNG THPT NÔNG SƠN TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI TRẠI “TUỔI TRẺ SÁNG TẠO” NĂM 2023 (15/02)
- Bộ tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh (11/02)
- Trường THPT Nông Sơn tổ chức Tuyên truyền Luật An ninh mạng và Luật Giao thông đường bộ cho học sinh năm học 2022-2023 (22/09)
Ban tin khoa học
Tổ chức thành công đối thoại giữa học sinh và lãnh đạo nhà trường
Thực hiện kế hoạch số 108/KH-THPTNS ngày 10/4/2024, Trường THPT Nông Sơn phối hợp Đoàn trường đã tổ chức đối thoại giữa học sinh với lãnh đạo nhà trường năm học 2023-2024 với chủ đề "Lắng nghe học sinh nói" vào lúc 14h30 ngày 15/04/2024. Hoạt động này nhằm mục đích tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của học sinh là thanh niên về xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật; cung cấp, phổ biến chính s…Hoạt động chào mừng 93 năm thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Lập thành tích chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024). Ngày 25/03/2024 đoàn trường THPT Nông Sơn đã tổ chức các hoạt động ý nghĩa nhằm mục đích tạo sân chơi vui tươi, lành mạnh, là môi trường để học sinh giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, đồng thời giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể và đẩy mạnh phong trào…- Trường THPT Nông Sơn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2023 (18/04)
- ĐOÀN TRƯỜNG THPT NÔNG SƠN TỔ CHỨC TUYÊN DƯƠNG DANH HIỆU "HỌC SINH 3 TỐT" VÀ KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN MỚI NHÂN KỶ NIỆM 92 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN (26.3.1931 – 26.3.2023) (01/04)
- Đoàn trường tổ chức hoạt động nghe kể chuyện lịch sử tại Địa chỉ đỏ năm học 2022-2023 (29/03)
- Trường THPT Nông Sơn thực hiện tốt Chương trình trao học bổng “Thắp sáng ước mơ”, học bổng “Tiếp sức đến trường” năm 2021 – 2022 (01/06)
- ĐOÀN TRƯỜNG THPT NÔNG SƠN: TỌA ĐÀM KỶ NIỆM 91 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN (26.3.1931 – 26.3.2022) VÀ TUYÊN DƯƠNG DANH HIỆU " HỌC SINH 3 TỐT" NĂM HỌC 2021-2022 (31/03)
Tài nguyên mới
- SKKN cấp cơ sở (Năm học 2021-2022) (190)
- Sáng kiến kn cấp cơ sở (2021-2022) (2)
- Đề kiểm tra giữa kì I (Năm học 2022-2023) (268)
- Đề kiểm tra giữa kì I (Năm học 2022-2023) (256)
- Đề kiểm tra giữa kì I (Năm học 2022-2023) (211)
- Đề kiểm tra giữa kì I (Năm học 2022-2023) (270)
- Đề kiểm tra giữa kì I (Năm học 2022-2023) (231)
- Đề kiểm tra giữa kì I (Năm học 2022-2023) (229)
- Đề kiểm tra giữa kì I (Năm học 2022-2023) (256)
- Đề kiểm tra giữa kì I (Năm học 2022-2023) (117)
Liên hệ Ban Biên Tập
Quản trị Website: Thầy Nguyễn Chí Thành
Điện thoại: 0946.590011
E-mail: thptnongson.qnam2020@gmail.com
Giới thiệu về trường
Trường THPT Nông Sơn là 1 trong 5 trường THPT thuộc Huyện Quế Sơn trước đây và nay là Trường THPT duy nhất của huyện miền núi Nông Sơn ...Đọc thêm
Giới thiệu về huyện Nông Sơn
Huyện Nông Sơn được chia tách từ huyện Quế Sơn theo Nghị định số 42/2008/NĐ-CP ngày 08/4/2008 của Chính phủ, có điều kiện địa lý .....Đọc thêm