Trang chủAdult Learners

Giới thiệu về huyện Nông Sơn

  • PDF.InEmail

anhdepnongson5

Huyện Nông Sơn được chia tách từ huyện Quế Sơn theo Nghị định số 42/2008/NĐ-CP ngày 08/4/2008 của Chính phủ, có điều kiện địa lý: Phía Bắc giáp với huyện Duy Xuyên và Đại Lộc, phía Nam giáp với huyện Hiệp Đức và huyện Phước Sơn, phía Đông giáp với huyện Quế Sơn, phía Tây giáp với huyện Nam Giang; có diện tích 457,92 km². Toàn huyện có 7 xã, 39 thôn, dân số là 31.503 người. Trung tâm hành chính huyện đặt tại thôn Trung Phước 1, xã Quế Trung.

Đến Nông Sơn-mảnh đất nghĩa tình, giàu truyền thống cách mạng, ngoài vẻ đẹp do thiên nhiên kỳ thú ban tặng, ta còn được đón nhận vẻ đẹp chân chất, mộc mạc, thân tình của con người nơi đây. Hết thảy những người ta gặp, đều có nét thân thương như đã quen nhau từ lâu lắm, dễ mến, rất nhiệt tình và hiếu khách.

Nơi nào ta cũng bắt gặp những ánh mắt, nụ cười trìu mến. Người dân Nông Sơn cần cù, chất phác, thật lòng; thầm lặng, chịu thương, chịu khó, hiếu khách, đôn hậu. Ẩn chứa bên trong nét trầm lắng là sự cởi mở, chân tình đến lạ.

Nông Sơn là nơi hội tụ của nhiều phong tục, tập quán. Phong phú về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh và lễ hội. Nơi đây cũng là vùng đất học với nhiều nhà tri thức nổi tiếng như "Tứ kiệt" Nguyễn Đình Hiến, bác sỹ Bùi Kiến Tín, giáo sư Hoàng Châu Ký, nhà thơ Tường Linh v.v...

Nông Sơn xưa là căn cứ địa cách mạng. Rừng Nông Sơn che bộ đội, vây quân thù. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Nông Sơn có vị trí chiến lược quan trọng. Những địa danh lịch sử như: Tân Tỉnh -Trung Lộc, của cụ Hường Hiệu, thời kỳ 1885-1887; Khu chiến Hoàng Văn Thụ, thời kỳ 1946-1954...ghi dấu một thời oanh liệt của bao thế hệ cách mạng anh hùng đã lập nên nhiều chiến công vang dội; góp phần tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của quê hương, dân tộc, làm cho kẻ thù khiếp vía. Bia chiến thắng Nông Sơn – Trung Phước (18/7/1974) là minh chứng cho tinh thần chiến đấu quật cường, dũng cảm, khó khăn không sờn lòng, hiểm nguy không lùi bước, của quân và dân Nông Sơn trong cuộc kháng chiến trường kỳ...

Là một huyện miền núi mới được chia tách, có điểm xuất phát thấp, thường xuyên bị ngập lụt, lốc xoáy và lũ quét nên huyện Nông Sơn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức cả trước mắt và lâu dài.

Có thể thấy, hiện nay hệ thống giao thông của huyện còn thiếu và yếu. Mùa mưa lũ, địa bàn huyện phần lớn bị chia cắt, cô lập; các công trình xây dựng cơ bản tuy có tập trung triển khai, nhưng tiến độ thi công còn chậm; mạng lưới y tế tuy có đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân; đời sống của phần lớn nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao (58,05%); hệ thống trường lớp, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn... Do đó, hiện tại huyện Nông Sơn vẫn là một trong những huyện có nền kinh tế kém phát triển và còn gặp rất nhiều khó khăn.

Ngay từ khi mới thành lập, lãnh đạo huyện đã xác định nông – lâm nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế, đồng thời phát triển công nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong sản xuất và thúc đẩy phát triển các hoạt động thương mại dịch vụ; tạo các điều kiện ưu đãi, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.

Đến nay, sau hơn 4 năm thành lập, với phương châm ổn định mọi mặt để phát triển theo hướng bền vững, diện mạo mới ở Nông Sơn không ngừng khởi sắc. Huyện Nông Sơn đã hoàn thành và công bố quy hoạch tỷ lệ 1/500 khu trung tâm hành chính huyện; quy hoạch 1/500 cụm công nghiệp thương mại - dịch vụ Nông Sơn; quy hoạch 1/500 khu trung tâm các xã: Sơn Viên, Phước Ninh, Quế Ninh; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nhiều công trình giao thông, cơ quan, trường học, hệ thống thủy lợi được khởi công, hoàn thành và đưa vào sử dụng như: đường Nông Sơn- Quế Lâm, Quế Trung- Quế Phước; trụ sở Công an huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, Tòa án nhân dân huyện... Bên cạnh đó, nhiều dự án lớn như công trình đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn khu trung tâm huyện và vùng phụ cận đang triển khai giai đoạn 1 (với nguồn vốn 154 tỷ đồng); đường trục chính vào khu Trung tâm hành chính huyện (vốn đầu tư 70,4 tỷ đồng); đầu tư xây dựng Trung tâm y tế huyện với quy mô 50 giường (vốn đầu tư 43 tỷ đồng); dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Huyện ủy (25,5 tỷ đồng), Ủy ban nhân dân huyện (28,6 tỷ đồng), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện (15 tỷ đồng); Trung tâm hội nghị huyện (10 tỷ đồng); dự án Nhà máy nhiệt điện công suất 30MW (vốn đầu tư 674 tỷ đồng). Nhiều công trình thủy lợi như: hồ Hóc Hạ, đập Nà Bò, Lôi Trạch...cộng với hệ thống kênh mương Phước Bình, Thác Nai, Rù Rì, Đồng Dinh, Nà Tranh v.v... được đầu tư, đưa vào sử dụng, nhằm mở rộng diện tích tưới tiêu chủ động, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa và hoa màu...

Qua 9 tháng đầu năm 2012, huyện đã xuất sắc hoàn thành mọi chỉ tiêu kinh tế - xã hội đặt ra. Nhiều chỉ tiêu đạt khá, giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp đạt 98,7 tỷ đồng, tăng 4,5%; tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước đạt 127,5 tỷ đồng, bằng 78,22% KH, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước; tổng giá trị thương mại – dịch vụ ước đạt 83 tỷ đồng, bằng 76,14% KH, tăng 9,6% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn huyện đạt hơn 410 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 58,05% theo tiêu chí mới, thu nhập bình quân đầu người 6,1 triệu đồng...

Phát huy ưu thế địa hình miền núi, huyện Nông Sơn đã tận dụng lợi thế núi đồi, đồng cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc; mỗi năm tăng trung bình 12%, trong đó bò lai chiếm 27% tổng đàn. Chăn nuôi theo phương thức thả rông đang dần được thay thế bằng bán chăn thả. Đây là dấu hiệu tích cực trong sản xuất chăn nuôi an toàn dịch bệnh, hướng đến sản xuất hàng hóa. Mô hình kinh tế trang trại đang được đầu tư phát triển. Huyện cũng đã triển khai thực hiện đề án xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn; có 2 xã điểm (Quế Lộc, Quế Trung) đã phê duyệt xong đề án; đã tổ chức lễ phát động xây dựng xã Nông thôn mới và đang triển khai thực hiện đạt một số tiêu chí. Các xã còn lại cũng đã lập đề án trình các cấp phê duyệt.

Một tiềm năng kinh tế, thế mạnh của địa phương đang được tập trung khai thác đó là kinh tế rừng. Thông qua các dự án đầu tư như dự án trồng rừng 661, KFW6, dự án trồng cao su đại điền, tiểu điền... công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đang được tăng cường. Đến tháng 9/2012 trên địa bàn huyện đã trồng được 725 ha cao su đại điền, 31 ha cao su tiểu điền. Huyện đã đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho người nông dân tiến tới thực hiện xã hội hóa lâm nghiệp.

Với những truyền thuyết giữa thực và hư gắn liền với tên làng, tên núi, tên sông, danh thắng như: vườn Tiên - Núi Chúa, núi Cà Tang, Hòn Kẽm - Đá Dừng, lăng Bà Thu Bồn, Tí, Sé, Dùi Chiêng, làng trái cây Đại Bình, nước nóng Tây Viên, thủy điện Khe Diên, mỏ than Nông Sơn...huyện đang đẩy mạnh khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, khai thác các điểm du lịch sinh thái, nhằm từng bước phát triển Nông Sơn thành điểm đến hấp dẫn trong chuỗi du lịch của tỉnh Quảng Nam.

Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng của huyện trong những năm qua cũng đã tạo nên những dấu ấn đáng ghi nhận. Sự nghiệp giáo dục đào tạo được quan tâm đầu tư đúng mức: hệ thống trường lớp được xây dựng khang trang, không còn trường tranh tre, nứa lá; không còn học ca 3; chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Huyện tiếp tục duy trì kết quả phổ cập tiểu học và trung học cơ sở trên 7/7 xã; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT cao, nhiều em thi đỗ vào các trường đại học, cao đẵng. Ngành Y tế cũng từng bước lớn mạnh, mạng lưới y tế cơ sở được tăng cường, góp phần làm tốt công tác chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân. Hoạt động VHTT-TDTT được tổ chức thường xuyên, đều khắp, góp phần tạo không khí vui tươi phấn khởi trong mọi tầng lớp nhân dân. Chương trình phát thanh, truyền hình địa phương luôn bám sát nội dung tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Huyện đã tập trung đảm bảo công tác an sinh xã hội cho các đối tượng chính sách, người có công cách mạng theo qui định.

Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện vẫn được giữ vững và ổn định. Công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc được chú trọng.

Có huyện mới Nông Sơn, bà con vui mừng lắm. Chuyện đi lại, chữa bệnh, sinh hoạt của người dân thuận lợi hơn; trường lớp được đầu tư xây dựng, việc học hành của các em nhỏ sẽ được quan tâm hơn. Thành lập huyện mới Nông Sơn là một chủ trương hợp với ý Đảng, lòng dân, được mọi người đón nhận với một tinh thần hồ hởi, phấn khởi.

... Nhiều công trình mới rồi sẽ mọc lên. Các tuyến đường rồi sẽ được mở rộng, nâng cấp. Một số dự án xây dựng cơ bản, dự án phát triển hạ tầng, du lịch sinh thái, phát triển làng nghề...đang được định hình để đầu tư. Ngoài ra, huyện đã có chủ trương qui hoạch, giao đất, giao rừng để bà con trồng rừng và sản xuất nông sản. Nhìn những khu rừng keo lá tràm vươn cao, những cánh đồng lúa đang thì con gái tươi non, những biền dâu xanh ngát; rồi một vài năm nữa, những cánh rừng cao su đại điền, tiểu điền xanh tốt, mà thấy lòng ấm áp, xen lẫn niềm vui.

Về với Nông Sơn là về với đất mẹ ân tình. Mảnh đất và con người Nông Sơn đã tạo nên nhiều cảm xúc cho mọi người khi đến với Nông Sơn.

Hãy đến với huyện mới Nông Sơn để hiểu hơn về mảnh đất và con người nơi đây. Về với miền quê yêu thương Nông Sơn tươi thắm nghĩa tình sâu để nghe từng câu hò, điệu lý mang âm hưởng ngọt ngào của các làn điệu dân ca từ bao đời đã thấm sâu vào lòng người như dòng Thu Bồn miệt mài chở nặng phù sa cho cánh đồng trĩu hạt, cho nhịp sống thêm vui, cho đàn em thơ tung tăng cắp sách đến trường...

Với sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà, năm 2009 huyện Nông Sơn là đơn vị dẫn đầu khối 9 huyện miền núi; năm 2010 tiếp tục là đơn vị dẫn đầu và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; năm 2011 vẫn giữ vững lá cờ đầu và năm 2012 huyện đang phấn đấu bảo vệ thành tích này để có đủ điều kiện lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba.

Có được những thành quả đáng trân trọng và tự hào ấy, ngoài sự quyết tâm nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân toàn huyện, còn có sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh.

Trên chặng đường phát triển, bằng những giải pháp phát triển năng động, sáng tạo, tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng toàn diện và bền vững, huyện sẽ tranh thủ mọi nguồn lực, tạo điều kiện thu hút đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, khai thác lợi thế, tiềm năng sẵn có; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ; chủ động nắm bắt vận hội mới, tạo bước đột phá mạnh mẽ để Nông Sơn tự tin, vững bước trên con đường đổi mới và phát triển.

Hãy về với Nông Sơn hôm nay để cảm nhận những đổi thay từng ngày; để sẻ chia, để hòa chung niềm vui với "Nông Sơn- hành trình đổi mới" đi lên


Tin cũ hơn:

Gallery ảnh

Banner liên kết

 oofficesogiaoduc

logotavico
thkn

vnedu

Thống kê

Các thành viên : 10
Nội dung : 152
Liên kết web : 21
Số lần xem bài viết : 180908
Hiện có 40 khách Trực tuyến

Danh bạ điện thoại

 

STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

SỐ ĐT

E-MAIL

1

Nguyễn Chí Thành

Hiệu trưởng

0946590012

chithanhnongson1@gmail.com

2

Võ Thanh Tuấn

 Phó hiệu trưởng

 0911282324

 thanhtuanqson@gmail.com

 

TT

 

HỌ VÀ TÊN

 

CHỨC VỤ

 

SỐ ĐIIỆN THOẠI

 

EMAIL

1

Nguyễn Tấn Trường

TTCM

0985400979

tantruongmh@gmail.com

2

Nguyễn Thị Mỹ Mơ

NV 0946928284 nguyenmymo1984@gmail.com

 

3

Trịnh Thị Thuý Hằng

NV

0354732659

trinhthithuyhang1992@gmail.com

4

Nguyễn Thị Hà

NV

0388922522

5

Đỗ Nhật Phong

NV

0902554106

innhatphongqs@gmail.com

6

Dương Quý Sung

NV

0866721995