Trang chủTổ chứcCác tổ chức đoàn thểBan đại diện cha mẹ học sinh

Ban đại diện cha mẹ học sinh

  • PDF.InEmail

QUI CHẾ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA
NHÀ TRƯỜNG VÀ BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH


Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;
Căn cứ Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;
Căn cứ Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh được ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT, ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;
Căn cứ Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT, ngày 01/3 /2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;
Nay trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh trường THPT Cao Bá Quát cùng xây dựng qui chế phối hợp công tác giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh (ĐDCMHS) cụ thể như sau:
I. NGUYÊN TẮC CHUNG
-Quan hệ giữa nhà trường và Ban ĐDCMHS là quan hệ phối hợp, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền độc lập về tổ chức và các quyền khác của mỗi tổ chức, nhằm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục vì sự phát triển của sự nghiệp giáo dục của nhà trường và địa phương nhằm thực hiện được các mục tiêu phát triển giáo dục.
-Tạo sự nhất trí và đồng thuận cao khi đề ra các giải pháp, xây dựng các điều kiện thiết yếu hỗ trợ, phục vụ cho công tác giáo dục với mục đích tạo môi trường giáo dục tốt nhất để thực hiện dạy tốt, học tốt; phát huy hiệu quả vai trò phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục toàn diện cho học sinh; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới của địa phương.


II. NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ SỰ PHỐI HỢP
1. Phối hợp trong việc kiện toàn bộ máy tổ chức Ban ĐDCMHS hàng năm
Đầu năm nhà trường xây dựng kế hoạch họp toàn thể hội viên toàn trường theo từng lớp.
Giáo viên chủ nhiệm lớp chủ trì phiên họp toàn thể hội viên lớp mình để bầu chọn những người uy tín vào Ban ĐDCMHS lớp.
Nhà trường lên kế hoạch họp với Trưởng, Phó ban các lớp trong toàn trường để cử Ban ĐDCMHS cấp trường và thống nhất công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương theo từng năm.
Ban ĐDCMHS trường sau khi đã được bầu chọn tiến hành phiên họp đầu tiên để quyết định số lượng và bầu các chức danh trưởng, phó ban, uỷ viên thường trực.


2. Phối hợp trong việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường.
a. Đối với nhà trường:
- Nhà trường có trách nhiệm báo cáo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học với Ban ĐDCMHS, để Ban ĐDCMHS làm cơ sở huy động mọi lực lượng của cộng đồng cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tài trợ, ủng hộ để phát triển sự nghiệp giáo dục.
- Nhà trường có trách nhiệm thường xuyên thông báo kết quả hoạt động giáo dục, công tác tuyển sinh, đánh giá xếp loại học sinh, khen thưởng, kỷ luật, các chế độ ưu tiên của học sinh kịp thời cho Ban ĐDCMHS biết.
- Nhà trường có trách nhiệm quán triệt và hướng dẫn Ban ĐDCMHS thực hiện đúng Điều lệ Ban ĐDCMHS được ban hành theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, ngày 20/11/2011, của Bộ GD&ĐT; các quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được banh hành theo Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT, ngày 10/9/2012, của Bộ GD&ĐT; Công văn số 6890-BGDDT-KHTC của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục và đào tạo
b.Đối với Ban ĐDCMHS
- Ban ĐDCMHS vận động cha mẹ học sinh, người giám hộ thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ của học sinh được hưởng hoặc nghĩa vụ phải đóng góp theo qui định. Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các hoạt động xã hội giáo dục ở địa phương. Thu thập, ý kiến đóng góp của toàn thể hội viên, phản ánh trao đổi góp ý trực tiếp với nhà trường những vấn đề liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường .
- Phối hợp với nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể về việc vận động cha mẹ học sinh, các tổ chức, các cá nhân các khoản đóng góp theo tinh thần tự nguyện để phục vụ cho công tác động viên khen thưởng học sinh, giáo viên có thành tích xuất sắc trong năm học, công tác xây dựng cảnh quan sư phạm của nhà trường, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học.
- Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban theo Nghị quyết đầu năm, hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục cho toàn thể cha mẹ học sinh, người giám hộ nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc chăm sóc, giáo dục bảo vệ, giáo dục học sinh và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh .


3. Phối hợp trong việc giáo dục học sinh.
a. Đối với nhà trường:
- Chủ động, phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Hàng tháng, hết mỗi học kỳ và hết năm, nhà trường có trách nhiệm thông báo kết quả học tập, mức độ tiến bộ của từng học sinh cho từng gia đình biết thông qua tin nhắn và các cuộc họp định kỳ.
- Tạo mọi điều kiện để Ban ĐDCMHS, cha mẹ học sinh thực hiện đúng chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn trong các hội đồng: Hội đồng giáo dục nhà trường, Hội đồng kỹ luật học sinh...
- Mỗi năm giáo viên chủ nhiệm họp với toàn thể phụ huynh 3 lần vào đầu- giữa- cuối năm học để xây dựng kế hoạch thực hiện của lớp, thông báo kết quả học tập, kết quả thực hiện nhiệm vụ theo nghị quyết đầu năm. Ban giám hiệu dự họp với Thường trực của Ban mỗi năm 3 lần trước khi các lớp tiến hành họp ( trừ phiên họp đột xuất), để phối hợp với Ban đại diện và cha mẹ học sinh về công tác quản lý xây dựng của nhà trường, biện pháp phối hợp giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vận động học sinh bỏ học trở lại lớp, giải quyết kiến nghị của cha mẹ học sinh; góp ý kiến đối với hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh.
b. Đối với Ban ĐDCMHS
- Đôn đốc, nhắc nhở cha mẹ học sinh phải có trách nhiệm theo dõi tình hình học tập, công tác rèn luyện ở nhà của học sinh. Cha mẹ học sinh chịu trách nhiệm đối với sai phạm, khuyết điểm của con em mình theo quy định của pháp luật và thực hiện các khuyến nghị của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp trong việc phối hợp với nhà trường để chăm sóc, quản lý, giáo dục học sinh.
- Phối hợp với nhà trường vận động học sinh bỏ học trở lại lớp, giúp đỡ học sinh yếu kém, học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật. Phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh như: hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động ngoại khoá nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể địa phương hỗ trợ nhà trường trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh, động viên tuyên dương những gia đình có con em học tập tốt để đề nghị Hội khuyến học và các cấp khen theo định kỳ hàng năm.


4. Phối hợp trong việc huy động và sử dụng kinh phí của Ban ĐDCMHS.
a.Đối với nhà trường:
- Đầu năm nhà trường xây dựng và báo cáo kế hoạch hoạt động trong năm học của nhà trường. trong đó cần nêu rõ những hoạt động cần có sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh theo qui định.
- Trên cơ sở thỏa thuận và theo yêu cầu (nếu có) của Ban ĐDCMHS, nhà trường phân công cán bộ, giáo viên giúp:
+ Ban ĐDCMHS tiến hành thu các khoản tự nguyện đóng góp của cha mẹ học sinh từ cha mẹ học sinh, từ Ban phân hội lớp, từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường.
+ Xác lập các văn bản, kế hoạch hoạt động; các loại giấy tờ, hồ sơ liên quan đến công tác quản lí nếu có yêu cầu của Ban ĐDCMHS.
- Giám sát việc thu, chi của Ban ĐDCMHS theo Nghị quyết của Hội nghị toàn thể cha mẹ học sinh đầu năm.
b. Đối với Ban ĐDCMHS
- Theo Nghị quyết, Ban ĐDCMHS lập kế hoạch hoạt động, dự toán thu chi các hoạt động trong năm báo cáo nhà trường để nhà trường thực hiện giám sát theo qui định.
- Sau khi hoàn tất công việc, lập đúng và đầy đủ hồ sơ, chứng từ quyết toán theo qui định và lưu trữ hồ sơ, chứng từ để cung cấp cho việc thanh, kiểm tra của các cấp quản lý.
Ngoài ra, Ban ĐDCMHS của trường vận động thêm các nguồn tài trợ hợp pháp khác để phục vụ các hoạt động, để tu sửa cơ sở vật chất của nhà trường theo hướng xanh, sạch, đẹp từng bước đáp ứng với yêu cầu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.


5. Tổ chức thực hiện
Nhà trường và Ban ĐDCMHS căn cứ Qui chế để phối hợp hoạt động và giữ mối quan hệ tốt nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch năm học và kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương .
Qui chế có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc hai bên sẽ cùng nhau góp ý để có sự điều chỉnh phù hợp .

 

TRƯỞNG BAN ĐDCMHS  HIỆU TRƯỞNG
TRẦN NGỌC DIỆP

Tin mới hơn:

Gallery ảnh

Banner liên kết

 oofficesogiaoduc

logotavico
thkn

vnedu

Thống kê

Các thành viên : 10
Nội dung : 154
Liên kết web : 21
Số lần xem bài viết : 182239
Hiện có 37 khách Trực tuyến

Danh bạ điện thoại

 

STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

SỐ ĐT

E-MAIL

1

Nguyễn Chí Thành

Hiệu trưởng

0946590012

chithanhnongson1@gmail.com

2

Võ Thanh Tuấn

 Phó hiệu trưởng

 0911282324

 thanhtuanqson@gmail.com

 

TT

 

HỌ VÀ TÊN

 

CHỨC VỤ

 

SỐ ĐIIỆN THOẠI

 

EMAIL

1

Nguyễn Tấn Trường

TTCM

0985400979

tantruongmh@gmail.com

2

Nguyễn Thị Mỹ Mơ

NV 0946928284 nguyenmymo1984@gmail.com

 

3

Trịnh Thị Thuý Hằng

NV

0354732659

trinhthithuyhang1992@gmail.com

4

Nguyễn Thị Hà

NV

0388922522

5

Đỗ Nhật Phong

NV

0902554106

innhatphongqs@gmail.com

6

Dương Quý Sung

NV

0866721995